Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Kỹ thuật Trồng gừng tại nhà

Kỹ thuật trồng gừng tại nhà đảm bảo có củ!

 - Gừng là loại cây ưa bóng râm nên bạn có thể trồng trong nhà hay ngoài hiên như một loại cây kiểng. Hơn nữa, nếu chăm sóc tốt, gừng trồng trong nhà vẫn cho củ.

Không chỉ là một loại gia vị phổ biến trong các món canh, xào, gừng còn là loại thảo mộc có ích cho sức khỏe.
Một số tác dụng của gừng như là:
-Giảm cân
-Giảm sự khó chịu của dạ dày
-Ngăn ngừa và chống lại ung thư
-Cải thiện tiêu hóa
-Chữa đau bụng kinh..

Gừng đã được sử dụng như một loại gia vị chủ yếu và thuốc ở Trung Quốc cách đây hơn 3000 năm. Một thời gian dài sau, người châu Âu cũng bắt đầu sử dụng gừng như một gia vị quý, có tính chất thương mại cao. Vậy nên nó rất đắt. Vào thế kỷ 14 tại Anh, một cân củ gừng có giá ngang bằng với giá của một con cừu. Ngày nay, bạn có thể tìm mua gừng ở siêu thị, chợ hay bất kỳ cửa hàng thực phẩm nào. Thực tế là nhiều người không thích vị của gừng, nhưng điều đó không khiến gia vị này bớt đắt đỏ.

Gừng có thể chữa nhiều bệnh và các vấn đề sức khỏe. Hơn nữa, việc trồng gừng cũng đơn giản. Do đó nhiều người đã trồng gừng tại nhà.
Kỹ thuật Trồng gừng tại nhà

Chọn giống: Bạn nên chọn giống củ gừng nhỏ (như gừng sẻ, gừng dé), không chọn loại củ to, vì gừng củ nhỏ có vị cay thơm hơn và cây gừng có chiều cao vừa phải, không bị gãy lá.

Kỹ thuật Trồng gừng tại nhà

Chọn củ gừng: chọn củ dày mình, nhẵn nhụi. Không chọn củ bị sứt vỏ, khô héo do để quá lâu và bỏ phần gốc của mỗi củ gừng giống.

Kỹ thuật Trồng gừng tại nhà

Chọn chậu và đất trồng gừng: Chọn chậu nhựa hay chậu sành có kích thước cao khoảng 35-40 cm, rộng 30-35 cm. Bên cạnh đó, bạn có thể mua mầm gừng giống hay hạt cây từ trại cây giống có uy tín.

Gừng thích hợp với các loại đất tơi xốp, nhiều mùn và thoát nước tốt. Vì thế, để trồng gừng trong nhà có củ, bạn nên trộn đất sạch và đất dinh dưỡng theo tỷ lệ 2:1, hoặc trộn trấu sống, tro trấu và phân giun quế theo tỷ lệ 1:2:1.

Kỹ thuật Trồng gừng tại nhà

Trồng rau sạch đô thị Quang Anh hướng dẫn cách trồng gừng:

- Ngâm củ gừng vào nước và để qua đêm

- Sau đó, lấy dao cắt củ gừng ra thành các đoạn nhỏ (từ 40 – 60g để đủ dinh dưỡng nuôi cây non), chú ý không cắt vào mắt gừng và loại bỏ gốc gừng không có mầm

- Lấy đất sau khi trộn đều cho vào ½ chậu nén đất vừa phải, rồi lấy 2 hom gừng giống vùi vào sâu cách mặt đất 2,5 – 3 cm

- Tưới nước nhẹ 2 - 3 lần/ ngày, tránh chôn sâu hom gừng để tránh úng nước, thối củ

- Sau 20 ngày củ gừng sẽ ra mầm

- Khi cây gừng ra nhiều lá thì tưới đẫm một ngày một lần

- Đặt chậu cây ở ngoài hiên, hay trong phòng; thỉnh thoảng đặt chậu ra phía có ánh nắng dịu để cây quang hợp

Kỹ thuật Trồng gừng tại nhà



Bón phân và chăm sóc:

- Đặt chậu ở hiên hay cửa sổ có ánh sáng chiếu từ 5 đến 6 giờ/ngày thì gừng sẽ cho củ nhiều hơn. (Tuy nhiên, cây gừng cũng có thể sinh trưởng tốt nơi có nhiều ánh sáng nhưng lá bị nhạt màu hơn.)

- Bón lên một lớp đất hỗn hợp dầy tù 3 - 4 cm khi thấy củ gừng nhô lên

- Giữ đất luôn đủ độ ẩm, nhất là trong giai đoạn gừng xuống củ, nhưng không quá ướt

- Ngừng tưới nước sau 7 – 8 tháng, khi gừng rụng lá và sắp được thu hoạch

Kỹ thuật Trồng gừng tại nhà

Thu hoạch:

- Gừng trồng khoảng 5 – 6 tháng có thể thu hoạch để lấy củ. Khi đào, phải nhẹ tay tránh làm trầy củ tạo vết thương và sâu bệnh dễ xâm nhập.

- Chú ý: Vì trồng gừng tại nhà nên tránh dùng thuốc bảo vệ thực vật hay thuốc tăng trưởng. Hãy dùng phân giun quế hay các loại phân hữu cơ an toàn khác có bán trên thị trường.​​

Đó là những kỹ thuật trồng gừng tại nhà trên chuyên mục trồng rau sạch tại nhà.Hi vọng đọc song bài viết này bạn đã hiểu được những công dụng của gừng.Cùng như những kỹ thuật trồng gừng tại nhà.Hi vọng các bạn sẽ có 1 vườn rau sạch với những cây gừng tươi tốt

0 nhận xét:

Đăng nhận xét